Trong thừa gian qua chúng ta đã chứng kiến vụ việc 24 người, gồm 17 nhân viên y tế và 7 người dân phải điều trị phơi nhiễm HIV sau khi cấp cứu một người bị tai nạn giao thông có HIV khi xảy ra tai nạn ở Kon Tum. Việc này khiến nhiều người lo ngại, nhất là trong các trường hợp cần cứu người. Vanchuyencapcuu.net sẽ gửi tới bạn cách cấp cứu an toàn cho người bị tai nạn chảy máu.

cap-cuu
Cấp cứu thế nào cho an toàn
  1.  Tránh tiếp xúc máu nạn nhân

    Bác sĩ cấp cứu Minh Tâm (TP.HCM) cho biết nguyên tắc cấp cứu nạn nhân trước tiên bạn phải thật bình tĩnh. Xem xét hiện trường xem có đồ cấp cứu không? Nếu phải di chuyển nạn nhân, hãy nhờ hai người, gữ cổ thẳng và bảo vệ cột sống. Không xốc mạnh hay mang vác nạn nhân. Chú ý xem nạn nhân có vết thương hở không.
    Người tham gia cấp cứu giúp cần tỉnh táo gọi xe cấp cứu và người hỗ trợ càng sớm càng tốt.

  2.  Ai cần được điều trị dự phòng?

    Không phải tất cả người tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm/nghi nhiễm HIV đều bị lây nhiễm, nhưng nếu bạn bị tiếp xúc với vết thương hở của nạn nhân mà bị phơi nhiễm thì không nên bỏ qua thời gian vàng để điều trị dự phòng là 72 giờ tính từ khi bị phơi nhiễm.
    Có hai loại phơi nhiễm HIV gồm phơi nhiễm do nghề nghiệp và phơi nhiễm do chăm sóc người thân bị HIV và máu, dịch cơ thể của người bệnh dính vào vùng da bị trầy xước hoặc dính vào vùng niêm mạc, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung kim tiêm, bị người nhiễm HIV cắn và gây chảy máu, và gần nhất là trường hợp ở Kon Tum tham gia vận chuyển, cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn giao thông, trong đó có người nhiễm HIV.ĐẶNG MINH HẢI CEO & FOUNDER HDCARE

    Hotline: 01267.115.115

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *