Hiện nay  sở Y tế TPHCM đang mong muốn thí điểm mô hình Paramedic vận chuyển cấp cứu (VCCC), xe cấp cứu ngoại viện. Xe cấp cứu vanchuyencapcuu.net cũng đang hướng tới mô hình Paramedic tại Việt Nam ngày một chuyên nghiệp hơn.

xe-cap-cuu-115.
Gọi cho vanchuyencapcuu.net để được phục vụ kịp thời

1. Dưới 1% người dân đi cấp cứu bằng xe cấp cứu y tế

17h50 phút chiều nay trên đường Sư Vạn Hạnh nối dài, quận 10, TPHCM, một chiếc xe cấp cứu của bệnh viện quận 7 dù chỉ cách không đầy 100 mét tính từ cổng bệnh viện nhưng chiếc xe phải loay hoay gần 15 phút để di chuyển, đơn giản vì lúc đó là giờ cao điểm tắc đường.
Hình ảnh xe cấp cứu bị mắc kẹt vì nạn ùn tắc giao thông không phải điều xa lạ ở TPHCM. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính mạng bệnh nhân trên xe vì cấp cứu được xem là cuộc chạy đua với thời gian và tử thần.
Một nghịch lý là mặc dù phát triển trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao rất mạnh nhưng TPHCM lại chưa có được một mạng lưới VCCC hiệu quả, đáp ứng mong đợi của người dân.
Thống kê cho thấy trong năm 2013 tại TPHCM có khoảng 831.500 lượt người vào cấp cứu tại các bệnh viện công lập, nhưng chưa đến 1% người sử dụng phương tiện cấp cứu của ngành y tế.
Hầu hết người dân đều tự đến bằng các phương tiện khác nhau, trong đó có có những trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn trong di chuyển như già yếu, bại liệt do tai biến, gãy cổ xương đùi rất cần sự trợ giúp của nhân viên và phương tiện y tế cấp cứu chuyên nghiệp.
TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch hội Y tế công cộng TPHCM, nhận định: “Nếu bệnh nhân được vận chuyển tới mà không được sơ cứu  chuyên nghiệp, tính kịp thời và an toàn thì sẽ dẫn đến tử vong trên đường cấp cứu hoặc bị di chứng suốt đời do VCCC không đúng kỹ thuật”.

xe-cap-cuu
Xe cấp cứu của vanchuyencapcuu.net có chất lượng dịch vụ tốt nhất

2. Paramedic là mô hình phù hợp

TS.BS Tăng Chí Thượng, phó giám đốc sở Y tế TPHCM, cho biết hiện thế giới đang phát triển hai mô hình vận chuyển cấp cứu là SAMU và Paramedic.
Mô hình SAMU hiện được triển khai ở Pháp và một số nước châu Âu, theo đó mỗi xe có bác sĩ và điều dưỡng đi cùng, và xe cấp cứu được trang bị phương tiện đầy đủ để cứu chữa bệnh nhân ngay trong xe trước khi đưa về bệnh viện để điều trị tiếp tục.
Sau khi tham quan và tìm hiểu mô hình VCCC Paramedic triển khai tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, sở Y tế TPHCM đã nhận ra nhiều điểm tích cực của mô hình, phù hợp với địa bàn thành phố. BS Tăng Chí Thượng nói: “Ở đây nhiệm vụ của xe cứu thương chỉ là tiếp cận hiện trường nhanh nhất.
Trên xe không có bác sĩ và điều dưỡng mà chỉ có hai nhân viên sơ cứu ngoại viện (nhân viên Paramedic) có trách nhiệm sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất”.
Thuận lợi của mô hình này là thành phố có sẵn trung tâm cấp cứu 115, chỉ cần tổ chức lại là có thể đảm nhiệm vai trò điều phối VCCC.
Tuy nhiên, thách thức cho Paramedic cũng khá nhiều bởi đây là một mô hình VCCC hoàn toàn mới, lần đầu có ở Việt Nam, vì thế ngành chức năng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế khi triển khai. Một thách thức lớn khác là việc đào tạo nhân viên Paramedic một cách bài bản theo chương trình được bộ Giáo dục và đào tạo và bộ Y tế thẩm định và công nhận.
BS Thượng cho biết một số trường đại học Úc đã tiếp xúc với đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM và họ sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân viên Paramedic cho xe cấp cứu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu vào của chương trình là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc y sĩ, điều dưỡng. Sau khi được đào tạo, họ phải qua thực hành một năm mới được cấp bằng chứng nhận nhân viên Paramedic.

ĐẶNG MINH HẢI CEO & FOUNDER HDCARE

Hotline: 0969.414.414 – 0909.450.500

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *