Người cao tuổi, hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng bị suy thoái, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh, đường ruột, xương khớp cao hơn những đối tượng khác. Một trong những bệnh lý mà có lẽ mọi người đều biết đó là bệnh mất ngủ. Vậy nguyên nhân người cao tuổi mất ngủ là do đâu? Hậu quả như thế nào? Và có cách nào chữa bệnh mà không cần dùng thuốc hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Có 4 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi:

  • Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân đầu tiên
  • Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân thứ 2
  • Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
  • Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…

   

Người đàn ông bị mất ngủ. Ảnh minh họa

Mất ngủ gây tác hại cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Người cao tuổi mọi hệ cơ quan đều đã suy thoái, mất ngủ thời gian dài có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi. Vậy mất ngủ gây ra hậu quả gì?

  • Các biến chứng tim mạch: hậu quả sức khỏe lâu dài của mất ngủ là dẫn tới những bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim.
  • Tăng nguy cơ tử vong: lý do là vì những người không ngủ đầy đủ dễ bị những bệnh như cao huyết áp hơn, qua đó tăng nguy cơ tử vong.
  • Tiểu đường
  • Dễ bị tai nạn
  • Giảm hiệu suất công việc
  • Trầm cảm và lo âu: một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất mà người bị mất ngủ mắc phải là trầm cảm và lo âu. Mặc dù những bệnh tâm thần này gây mất ngủ, song cũng có thể là ngược lại. Nghĩa là thiếu ngủ cũng có thể gây trầm cảm và lo âu.

 

Ảnh minh họa

  Để trị bệnh mất ngủ, ngay tại các hiệu thuốc cũng có bán các loại thuốc trị suy nhược thần kinh, kích thích giấc ngủ, tuy nhiên về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của người dùng. Vậy nếu không dùng thuốc thì chữa mất ngủ như thế nào?

  • Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều). Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều.
  • Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi.
  • Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ.
  • Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

  Đây là những cách có thể áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Thử xem liệu có giúp được gì cho mọi người hay không nhé!

vanchuyenbenhnhan.net chúc mọi người có giấc ngủ ngon để tràn đầy năng lượng cho một ngày mới tươi vui.

vanchuyenbenhnhan.net

Địa chỉ: 225 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM

Hotline: 01267.115.115

 

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *