Theo thông tin từ BV Nhi Trung ương thì các bác sĩ ở đây vừa cấp cứu cứu sống bé Nguyễn Quốc A. (3 tháng tuổi, Hà Nội) mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ADRS) nguy kịch, nguy cơ tử vong lên đến 80%
1. Phổi mờ trắng xóa hai bên
Bé Nguyễn Quốc A được nhập viện cấp cứu lúc 12 giờ đêm ngày 4/06. Theo lời kể của gia đình thì trước khi vào viện 4 ngày ngày cháu biểu hiện ho khò khè, chảy nước mũi. Gia đình nhanh chóng cho con uống thuốc ho nhưng không hiệu quả. Khi con sốt cao 39 độ C gia đình mới đưa cháu tới cấp cứu ở BV gần nhà. Tại BV này, cháu bé được thở oxy và điều trị kháng sinh nhưng tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi. Sau đó cháu A xuất hiện biểu hiện khó thở, tím tái, bé quấy khóc rất nhiều nên gia đình mới quyết định gọi xe cấp cứu đến điều trị tại BV Nhi Trung ương.
TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) của BV cho biết, khi được xe cấp cứu đưa vào viện tình trạng bé A rất nặng nên được chuyển thẳng đến khoa HSCC. Bé bị viêm phổi, suy hô hấp rất nặng, tiến triển thành Hội chứng suy hô hấp cấp tính. Bé được điều trị bằng thở máy, kháng sinh theo phác đồ, theo dõi sát tình trạng huyết động, diễn tiến của pH, pCO2 và paO2 trong khí máu động mạch.
Theo như thông tin chúng tôi nhận được thì ADRS là một hội chứng bệnh lý trong đó màng phế nang mao mạch của phổi bị tổn thương cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở máy thông thường cũng như thở máy tần số cao (HFO). Chỉ định sử dụng màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO) kịp thời đã cứu sống bệnh nhi khi nguy cơ tử vong của bé lên đến 80%.
Mặc dù vậy sau 10 tiếng thở máy thông thường thì tình trạng của cháu bé vẫn nguy kịch (khí máu động mạch cho thấy pCO2 tăng cao > 100 mmHg, paO2 rất thấp < 40 mmHg). Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định hỗ trợ máy thở cao tần, theo dõi trong 6 giờ.
Tuy nhiên, diễn biễn sức khỏe của bé vẫn tiếp tục xấu đi nhanh chóng. Phim chụp X-quang phổi cho thấy hình ảnh phổi mờ lan tỏa trắng 2 bên, khí máu có toan hô hấp nặng mất bù, chỉ số oxy (OI) tăng cao, lên mức 47. Theo nhận định của BS. Nguyễn Trọng Dũng, khoa Hồi sức cấp cứu, lúc này nếu không kịp thời đưa ra giải pháp can thiệp mạnh hơn, nguy cơ tử vong của bệnh nhi là rất lớn.
ECMO “cứu cánh” cuối cùng cho bệnh nhi
3 giờ chiều ngày 5/6, tức là 15 giờ sau nhập viện, một cuộc hội chẩn gồm ban lãnh đạo BV, nhóm bác sĩ phẫu thuật tim mạch, nhóm hồi sức và nhóm ECMO được khẩn trương tiến hành. Các bác sĩ thống nhất đặt ECMO để cấp cứu người bệnh. ECMO là phương pháp chỉ định sử dụng màng trao đổi oxy ngoài cơ thể. Đây là kỹ thuật rất cao trong hồi sức, là cứu cánh cuối cùng của bệnh nhân khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của ekip gồm các bác sĩ phẫu thuật tim mạch và bác sĩ hồi sức, quá trình đặt ECMO diễn ra thuận lợi.
Sau 3 ngày chạy ECMO, phim chụp X-quang cho thấy phổi cháu A. sáng dần. Sang ngày tiếp theo, các chỉ số huyết áp, khí máu và nội môi của bệnh nhi trở lại bình thường, cho phép cai ECMO. 3 ngày sau cai ECMO, cháu tiếp tục được cai máy thở.
Hiện bé A. vẫn phải thở oxy qua gọng nhưng đã bú mẹ tốt. Dự kiến cháu có thể xuất viện trong thời gian tới.
Nhận định về ca bệnh này, TS. Tuấn cho biết: “Nguyên nhân dẫn tới hội chứng Suy hô hấp cấp tính ở bé A. là bệnh viêm phổi nặng. Cháu bé rất may mắn do được phát hiện bệnh sớm và chỉ định ECMO kịp thời. Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc chỉ định ECMO chậm thì khả năng cứu sống bệnh nhi thấp hơn nhiều”.
2. Biểu hiện bệnh cần gọi xe cấp cứu vanchuyencapcuu.net
Nguyên nhân tại phổi: bệnh nhân bị ngạt nước và viêm phổi nặng do vi khuẩn (phế cầu, Haemophilus influenzae …) hoặc do virus (cúm A H5N1, H1N1, SARS…).
– Nguyên nhân ngoài phổi: bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn, truyền máu số lượng lớn đặc biệt là máu toàn phần, bệnh nhân viêm tụy cấp nặng, suy thận cấp, bỏng nặng, nhất là bỏng hô hấp…
Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện trên thì gia đình cần gọi ngay cho vanchuyencapcuu.net ngay lập tức để được vận chuyển cấp cứu nhanh chóng, kịp thời. Vanchuyencapcuu.net phục vụ tất cả chuyến cấp cứu trong nội thành, liên tỉnh, cấp cứu Hồ Chí Minh-Lâm Đồng
ĐẶNG MINH HẢI CEO & FOUNDER HDCARE
Hotline: 01267.115.115
Pingback: Số điện thoại của xe cấp cứu xe cứu thương - HDcare