Vào sáng ngày 2/6 trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội), một chiếc xe cấp cứu 115 liên tục hú còi ưu tiên rồi chạy sang làn đường ngược chiều, không lâu sau xe cứu thương này bị 1 chiếc ô tô hiệu KIA Morning chặn đầu. Ngay sau ấy, một người đàn ông trong ô tô KIA bước ra, chỉ tay và “dằn mặt” tài xế xe cứu thương. Vậy ai mới là người đúng kẻ sai trong trường hợp này?
Nếu trên xe cứu thương không có bệnh nhân, việc tài xế vi phạm luật giao thông có bị xử lý hay không?
Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật Hùng Thắng cho biết: Xe cứu thương được quyền ưu tiên khi thực hiện đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo như quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ thì xe cấp cứu 115 phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; Không bị hạn chế tốc độ; Được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Như vậy, có thể khẳng định khi di chuyển, xe cứu thương được ưu tiên khi đang chở bệnh nhân trên xe cấp cứu 115 ; Đi đón bệnh nhân cấp cứu; Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng và dập tắt các dịch bệnh ở xa bệnh viện.
Theo Quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 (có hiệu lực từ 01/8/2016) của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tài xé Kia Morning có thể bị xử phạt như sau:
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu xe cấp cứu 115 không chở người mà sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng thì căn cứ vào Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 (có hiệu lực từ 01/8/2016) của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tài xế xe cứu thương có thể bị xử phạt như sau:
Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong trường hợp: Xe cấp cứu 115 được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định; Sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp; Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.
ĐẶNG MINH HẢI CEO & FOUNDER HDCARE
Hotline: 0969.414.414 – 0909.450.500
Pingback: Gọi xe cấp cứu cho trẻ khi nào? - HDcare